Hiệp Khách Thần Công (Thiên Thái Huyền Kinh) Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

Xuất hiện trong truyện Hiệp khách hành, Hiệp Khách Thần Công là một môn Thần Công do một vị cổ nhân sáng tạo ra và khắc trên vách ở 24 gian thạch thất trên Hiệp Khách Đảo. Vị cổ nhân đó đã chiếu theo bài thơ của một vị thi nhân thời Đường là Lý Bạch, bài thơ như sau:

Triệu khách mạn hồ anh,

Ngô câu sương tuyết minh

Ngân yên chiếu bạch mã

Táp nạp như lưu tinh

Thập bộ sát nhất nhân

Thiên lý bất lưu hành

Sự liễu phất y khứ

Thâm tàng thân dữ danh

Nhàn quá Tín lăng ẩm

Thất kiếm tất tiền hoành

Tương chích đạm Chu Hợi

Trì Trường khuyến Hầu Doanh

Tam bôi thổ nhiên nặc

Ngũ nhạc đảo vi khinh

Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu

Ý khí tố nghê sinh

Cứu Triệu huy kim chùy

Hàm Đan tiên chấn kinh

Thiên thu nhị tráng sĩ

Huyên hách Đại Lương thành

Túng tử hiệp cốt hương

Bất tàm thế thượng anh

Thùy năng thư các hạ

Bạch thủ Thái huyền kinh.

Vị cao nhân đã gói gọn môn thần công của mình chỉ trong 24 câu thơ viết trong 24 gian thạch thất, kèm theo những câu thơ trên những gian thạch thất là những đồ hình, văn tự chú thích mà vị cổ nhân đó đã khắc nên. Trong 24 gian thạch thất này thì mỗi gian lại là một môn võ công khác nhau. Có gian thì dạy Kiếm Pháp – Có gian dạy Nội Công – Có gian dạy Khinh Công, chưởng pháp …, ẩn chứa võ học tinh yếu cao thâm đến đáng sợ. Gian thạch thất cuối cùng lại chứa một tí cổ thơ, nhưng thật ra là huyệt vị đồ để tu luyện. Chú giải bên cạnh cổ thơ chính là vật có hại vô lợi, dùng để đánh lạc hướng võ giả. Thạch Phá Thiên do được thiếp mời lên Đảo Hiệp Khách và do không biết chữ nên đã chiếu theo những khoa cổ văn mà đã luyện được thành Thiên Thái Huyền Kinh, trở thành người có nội lực và võ công đạt đến trình độ "Lư hoả thuần thanh". Hai vị đảo chủ Đảo Hiệp Khách là Long, Mộc với võ công và sức mạnh nội lực được coi là vô song thiên hạ bấy giờ khi liên thủ cũng không phải là đối thủ của Thạch Phá Thiên.